Đức: Chiến lược xây dựng 4.800 km đường ống vận chuyển khí thải CO2; Lợn rừng nhiễm phóng xạ từ vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl ở Bayern  

Chiến lược xây dựng 4.800 km đường ống vận chuyển khí thải CO2

Chiến lược Đức quản lí CO 2

Một nghiên cứu do Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Đức (VDZ) phối hợp với một số ngành sản xuất khác thực hiện cho thấy nước Đức cần có mạng lưới đường ống dài 4.800km để vận chuyển khí thải CO2 phục vụ việc lưu trữ lâu dài loại khí thải này trong tương lai.

Tới cuối tháng Hai vừa qua, Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức công bố những điểm chính trong chiến lược quản lý carbon và dự thảo sửa đổi đạo luật lưu trữ CO2 của nước này.

Theo đó, để có thể thu gom lượng lớn CO2 được tạo ra tại nhiều địa điểm sản xuất khác nhau trên khắp nước Đức và vận chuyển đến các địa điểm lưu trữ trong tương lai, cần phải có một cơ sở hạ tầng riêng biệt.

Theo Hiệp hội VDZ, việc phát triển cơ sở hạ tầng vận chuyển khí thải CO2 ở Đức là hết sức cần thiết đối với các ngành công nghiệp có lượng khí thải cao và không thể tránh phát thải.

Lượng khí thải ở Đức

Số liệu từ Cơ quan Môi trường liên bang Đức cho thấy năm ngoái, tổng lượng khí thải CO2 ở Đức vào khoảng 673 triệu tấn. Do đó, mục tiêu giảm phát thải tới 90% vào năm 2040 của Ủy ban châu Âu là rất tham vọng.

Hiệp hội VDZ cho biết từ góc độ của các ngành bị ảnh hưởng, thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng vận chuyển khí thải CO2 không còn nhiều. Các nhà sản xuất ximăng và các ngành khác phải hướng tới mục tiêu giảm phần lớn lượng phát thải vào năm 2040.

Điều kiện tiên quyết

Để làm được điều trên, các doanh nghiệp cần có mạng lưới đường ống CO2 chậm nhất là năm 2035. Nhiều nhà sản xuất ximăng đang trong giai đoạn khởi đầu các dự án thu hồi khí thải, nhưng điều còn thiếu là khung pháp lý quốc gia và cơ sở hạ tầng vận chuyển phù hợp.

Ngoai ra, việc xuất khẩu khí thải CO2 để lưu trữ ở nước ngoài (trọng tâm là các khu vực đáy biển ngoài khơi của Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Anh ở Biển Bắc) không thể là giải pháp duy nhất.

Nước Đức cũng cần phải đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng lưu trữ của châu Âu và chịu trách nhiệm về lượng khí thải CO2 của chính nước mình. Do đó, chiến lược quản lý carbon của Chính phủ Đức "đầy hứa hẹn" vì cho phép lưu trữ khí thải dưới đáy biển trong vùng biển của Đức, cũng như cho phép thiết lập hệ thống đường ống vận chuyển khí thải.

Lợn rừng nhiễm phóng xạ từ vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl tới nay vẫn không thể giết thịt ở Bayern

Thịt lợn rừng ở Bayern không thể ăn

Để theo dõi mức độ phóng xạ hạt nhân của lợn rừng tại địa phương, 70 trạm giám sát đã được thiết lập ở Bayern và tất cả lợn rừng bị săn bắn đều phải trải qua kiểm tra bức xạ.

Kết quả, khu rừng giáp biên giới với Cộng hòa Séc, nồng độ Caesium-137 trong lợn rừng vượt quá 7.000 becquerel/kg, gấp khoảng 11 lần tiêu chuẩn tối thiểu và hoàn toàn không ăn được. Theo nghiên cứu, lượng bức xạ hấp thụ khi ăn 1 kg thịt lợn rừng “cao gấp 10 lần giới hạn cho phép” tương đương với khoảng 60% lượng bức xạ mà cơ thể con người hấp thụ mỗi năm trong điều kiện bình thường.

Nhiễm phóng xạ từ hồi Liên Xô

Các nhà khoa học đã phát hiện ra tất cả thịt lợn rừng đều chứa cả Caesium từ vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl và Caesium phóng xạ từ bụi phóng xạ hạt nhân. Chỉ là tỷ lệ ô nhiễm vụ nổ hạt nhân ở các mẫu khác nhau là khác nhau, dao động từ 10% đến 99%. Nói cách khác, trong một phần tư số thịt lợn rừng được lấy mẫu, chỉ riêng lượng phóng xạ do bụi phóng xạ hạt nhân mang lại cũng đủ khiến thịt của nó trở nên nguy hiểm và không thể ăn được.

Nhà máy điện Chernobyl cách Bayern khoảng 1.300 km, sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân năm 1986, bụi phóng xạ ngay lập tức lan ra môi trường, khiến động vật rừng ở Bayern và những nơi khác bị nhiễm phóng xạ Caesium.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang